Khi đã kết hôn bất kì người phụ nữ nào cũng mong ngóng sự xuất hiện của các dấu hiệu mang bầu ,bởi đó là sự kết tinh của tình yêu đôi lứa. Vậy làm sao để mẹ nhận biết được sớm nhất sự xuất hiện của con yêu, giúp mẹ chuẩn bị kế hoạch chăm sóc con tốt nhất. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Mang bầu là tình trạng người phụ nữ mang trong mình một bào thai sơ sinh, hay nói cách khác đó là tình trạng thai nhi hình thành và phát triển trong tử cung của người phụ nữ. Theo dân gian thì quá trình mang bầu kéo dài trong khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày, tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối.
Trong quá trình mang thai người mẹ có nhiều biến đổi về thể chất lẫn tinh thần, do vậy cần được sự quan tâm và chăm sóc của gia đình, cũng như chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.
Mang bầu là tình trạng thai nhi hình thành và phát triển trong tử cung người mẹ
Dấu hiệu mất kinh nguyệt
Đối với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hàng tháng thì rất dễ để chẩn đoán dấu hiệu mang bầu. Nếu chậm kinh 10 ngày thì rất có thể con yêu đã xuất hiện. Tuy nhiên, một số chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì không nên dựa vào dấu hiệu này để chẩn đoán. Trong một số trường hợp bệnh lý cũng có thể xuất hiện dấu hiệu chậm kinh, vì vậy không nên chẩn đoán ngay là mình mang thai, cần phải qua xét nghiệm bằng các hình thức như que thử thai, siêu âm.
Dấu hiệu buồn nôn
Khi mới bắt đầu mang thai, nồng độ beta HCG trong cơ thể tăng cao. Do đó gây cảm giác buồn nôn, nôn ói cho bà mẹ. Nhất là khi bụng đói hay khi ngửi thấy những mùi khó chịu sẽ làm tăng cảm giác buồn nôn hơn.
Buồn nôn là dấu hiệu phổ biến khi mang thai
Dấu hiệu đau tức ngực
Sau khi thụ tinh lượng hóc môn trong cơ thể tăng làm cho vú to hơn bình thường, núm vú sẫm màu hơn, bầu ngực nổi rõ các mạch máu do lưu lượng máu tăng. Điều này dẫn đến ngực căng tức, tăng độ nhạy cảm, chỉ cần chạm nhẹ vào cũng sẽ thấy đâu. Dấu hiệu này thường chỉ xuất hiện trong khoảng 1 tuần, một số trường hợp có thể xuất hiện suốt 3 tháng đầu thai kỳ.
Dấu hiệu đi tiểu thường xuyên
Khi phôi thai làm tổ trong tử cung, cơ thể tiết ra hóc môn beta HCG khiến chị em đi tiểu nhiều lần trong ngày. Điều này có thể gây phiền hà và khó chịu cho một số chị em, nhất là những người làm mẹ lần đầu. Hãy vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi tiểu để tránh nhiễm trùng cho bộ phận sinh dục, gây ảnh hưởng đến thai nhi. Chị em hãy chuẩn bị cho mình một vốn kiến thức nhất định để không quá bỡ ngỡ nhé.
Dấu hiệu mệt mỏi
Đây là dấu hiệu mang bầu phổ biến mà hầu như phụ nữ nào cũng đều trải qua. Dù không lao động nặng nhọc thì cơ thể vẫn uể oải, mệt mỏi. Đó có thể là do sự gia tăng của hóc môn progesterone. Hơn nữa trong 3 tháng đầu mẹ phải đối phó với tình trạng ốm nghén, một số mẹ không ăn uống được gì cũng dẫn đến cơ thể bị mất năng lượng gây mệt mỏi.
Dấu hiệu đau mỏi lưng
Để chuẩn bị cho sự phát triển của thai nhi thì các cơ quan ở lưng phải hoạt động tích cực, các dây chằng lưng sẽ bị kéo dãn, cơ bụng lỏng lẻo. Do đó cơ thể sẽ xuất hiện các cơn nhức mỏi dọc sống lưng gây khó chịu cho bà mẹ.
Dấu hiệu táo bón
Khi mang thai hóc môn thay đổi khiến hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng theo, gây chướng bụng, đầy hơi và táo bón. Hơn nữa khi thai càng lớn càng chèn ép vào xương chậu và bàng quang, làm tăng áp lực gây táo bón. Do vậy hãy tăng cường ăn các loại hoa quả, rau xanh để cung cấp vitamin và chất xơ cho cơ thể. Giúp cải thiện tình trạng táo bón.
Dấu hiệu chuột rút
Đây là dấu hiệu mang bầu thường xảy ra do sự xuất hiện của bào thai sẽ làm tử cung bị kéo dãn hơn, gây chèn ép vào các mạch máu phía dưới, do vậy gây nên hiện tượng chuột rút. Đặc biệt từ tháng thứ 4 trở đi tình trạng chuột rút xảy ra thường xuyên hơn, có thể xảy ra bất cứ lúc nào, kể cả khi đang ngủ, đang đi xe. Vì vậy không nên đi xe một mình để tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra, hoặc khi đang đi xe có hiện tượng chuột rút phải dừng xe lại. Khi cơn chuột rút qua đi hãy tiếp tục đi chị em nhé.
Dấu hiệu đau đầu
Khi mang thai lượng hóc môn progesterone tăng đột biến, cộng với sự thiếu hụt lượng hồng cầu trong máu dẫn đến tình trạng đau đầu thường xuyên. Ngoài ra một số chị em còn gặp dấu hiệu chóng mặt. Hãy bổ sung đầy đủ lượng sắt giúp tạo máu cho cơ thể. Bác sĩ Vân
>> Xem thêm: 8 lời khuyên cho bà bầu từ các chuyên gia khi biết tin mình mang thai
Làm mẹ là thiên chức, với mong muốn mang lại cho mẹ bầu sự yên tâm và thoải mái trong suốt thời gian thai kỳ, Nhà thuốc Đông Y Thái Phương đã nghiên cứu và bào chế ra trà thảo dược củ gai an thai với thành phần chính là củ gai và các thảo dược khác.
Trà củ gai có thể khắc phục được tính hàn của củ gai và khó khăn trong việc bảo quản củ gai. Các bà bầu có thể dùng suốt quá trình mang thai Phòng tránh động thai, đau bụng, bong rau thai, và các triệu chứng kèm theo như táo bón, trĩ, đau mỏi lưng ----> Lương Y Vũ Huy Đồng
Trà thảo dược an thai không hề có tác dụng phụ, bạn có thể sử dụng nước uống hàng ngày. Hoàn toàn có thể sử dụng song song với thuốc tây. ----> Bác sỹ Vũ Cảnh Chương - PGĐ TT chẩn đoán trước sinh Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Trước đây mình có uống nước sắc từ củ gai tươi tuy rất hiệu quả cho cả con và mẹ nhưng hơi khó uống một chút. Từ khi biết đến còn có sản phẩm như trà củ gai với hương vị trà và thảo mộc tự nhiên thì việc an thai lại trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Vị rất ngon mà hiệu quả an thai lại không kém gì nước củ gai dùng trực tiếp |
Trong lúc mang thai tôi rất hay bị nóng trong và nổi mụn nhọt khắp người. Nhờ có trà củ gai mà tôi không còn phải chịu những cơn nóng trong hàng đêm nữa, có thể yên tâm ngủ ngon. Cũng nhờ uống trà củ gai đều đặn mà tôi cũng không bị đau bụng trong thai kỳ nữa. Mong là nếu dùng trà đều đặn thì thai kỳ sẽ không còn là việc đáng lo nữa |
Thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm là 2 phương pháp khác biệt. Trong bài viết hôm nay, chuyên gia của Thảo Dược An Thai sẽ giải thích chi...
Bà bầu ra khí hư màu trắng đục luôn là câu hỏi được nhiều chị em phụ nữ khi mang thai quan tâm. Một số bà bầu lo lắng không hiểu vì sao có hiện tượng...
Bà bầu nên uống sữa gì là câu hỏi của nhiều bà mẹ trong thời kỳ mang thai, đặc biệt đối với những người mang thai lần đầu tiên. Vậy bà bầu nên uống...
Vào những tuần đầu thai kỳ, cơ thể của người mẹ có những sự thay đổi rõ rệt. Thai 6 tuần đã có tim thai chưa. Không có tim thai thì phải làm sao? Đây...
Những điều không nên làm khi mang thai luôn là mối quan tâm hàng đầu của chị em khi mới bắt đầu làm mẹ. Nắm rõ những điều này khi mang thai, mẹ bầu có...
Bột đã làm chín, cắt gói vào hòa với nước sôi. Nên uống khi còn đang ấm. Nên sử dụng trong suốt 3 tháng đầu của thai kì, có thể dùng an thai đến tháng thứ 8
Củ gai tươi có tính hàn ( hàn cam) Vì thế phải sử dụng củ gai tươi cùng hộp thảo dược an thai để giảm tính hàn của củ gai tránh bị lạnh tử cung và an toàn với những người thể hàn
Đang dùng thuốc tây (thông thường là thuốc nội tiết, thuốc chống co thắt tử cung,viên sắt) vẫn có thể sử dụng cùng bài thuốc này